phát triển kinh tế

Ngày 06/05/2014 15:31:55

Làm giàu từ cây mướp đắng


Trồng mướp đắng hiệu quả kinh tế cao

Cty TNHH Đông Tây đã thông qua Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc tiếp tục đầu tư 100% vốn, giống để người dân mở rộng diện tích. Cuối vụ, Cty cử người đến tận nhà thu mua và thanh toán sòng phẳng tiền cho bà con nông dân.Mấy năm gần đây, những cánh đồng lúa của huyện vùng cao Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình dần được thay thế bằng bạt ngàn những giàn mướp đắng. Những xã có diện tích trồng mướp đắng nhiều là Lỗ Sơn, Quy Mỹ, Gio Nhân và Gia Mô; trong đó xã Lỗ Sơn có nhiều gia đình trồng mướp đắng hơn cả.

Toàn xã có 600 hộ với 3 nghìn dân thì có đến hơn 100 gia đình tham gia trồng loại cây này. Ông Bùi Văn Sâu, ở xóm Bến, xã Lỗ Sơn – một người dân đi tiên phong trồng mướp đắng kể lại: “Năm 2000, trong một lần đi chơi ở nhà bà con bên huyện Kim Bôi, tôi nhận thấy rất nhiều người dân ở đây trồng mướp đắng để lấy hạt bán cho Công ty TNHH Đông Tây và họ đã giàu nhờ cây trồng mới này. Thế là tôi mạnh dạn nhận giống, phân bón và học tập kỹ thuật để về trồng mướp đắng”. Với 6 nghìn mét vuông đất của gia đình, ông Sâu đã vận động vợ, con cải tạo để trồng mướp đắng.

Sau 3 tháng với bao vất vả và phấp phỏng lo âu, kết quả cuối vụ thu được ngoài niềm mong đợi của gia đình ông. Nếu như trước đây, số diện tích đó đem cấy lúa thì mỗi vụ cũng chỉ thu được khoảng 5 triệu đồng, nhưng trồng mướp đắng, sau 3 tháng, ông thu được hơn 1 tạ hạt, với giá thành trung bình khoảng 140 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 15 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với cây lúa. Nhờ cây trồng mới này, gia đình ông Bùi Văn Sâu đang vươn lên làm giàu.

Từ thành công của gia đình ông Sâu, đến nay, cây mướp đắng đã được hàng nghìn người dân trong và ngoài xã đưa vào làm cây trồng chính. Chỉ tính riêng xã Lỗ Sơn đã có hơn 30 ha trồng mướp đắng. Theo chân ông Bùi Văn Bích, Bí thư Đảng ủy xã Lỗ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Mai, ở xóm Củi trước kia được coi là nghèo nhất xã. Với hơn 5 nghìn mét vuông đất, hai vợ chồng anh Mai cùng mấy đứa con quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng.

Năm 2001, anh Mai mạnh dạn nhận giống mướp đắng về trồng trên 2 nghìn mét vuông để lấy hạt bán cho Cty TNHH Đông Tây, nhờ cần cù chăm chỉ, sau mỗi vụ, trừ chi phí, vợ chồng anh thu lãi gần 7 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã thoát được nghèo, đói, mua được ti vi và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. Tuy nhiên, quá trình trồng loại cây này đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều thời gian, công sức vì phải thụ phấn nhân tạo cho hoa… Đến lúc thu hoạch phải bổ quả, lấy hạt rồi phơi khô để bán cho Cty.

Một lợi thế nữa của việc trồng mướp đắng là người dân có thể tận dụng vỏ của quả để làm phân bón cho các cây trồng khác. Theo chị Bùi Thị Luyến, trồng 3 nghìn mét vuông mướp đắng, ở xóm Mý, xã Lỗ Sơn, thì vỏ của quả mướp đắng rất tốt cho cây lúa và ngô. Sau khi lấy hạt, vỏ của loại cây này được bà con nông dân đem bón cho ruộng lúa hay ngô.

Chính vì vậy mà mấy năm nay, sản lượng lúa ngô của bà con nông dân ở đây đạt ở mức cao. Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc đã có kế hoạch phối hợp với Cty TNHH Đông Tây để chuyển giao KHKT và mở mang diện tích, đưa cây mướp đắng vào trồng trên diện rộng để giúp bà con nông dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Lê Thị Tú CB Địa chính Nông nghiệp xã Luận thành sưu tầm Gia Dũng (Theo NNVN)

phát triển kinh tế

Đăng lúc: 06/05/2014 15:31:55 (GMT+7)

Làm giàu từ cây mướp đắng


Trồng mướp đắng hiệu quả kinh tế cao

Cty TNHH Đông Tây đã thông qua Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc tiếp tục đầu tư 100% vốn, giống để người dân mở rộng diện tích. Cuối vụ, Cty cử người đến tận nhà thu mua và thanh toán sòng phẳng tiền cho bà con nông dân.Mấy năm gần đây, những cánh đồng lúa của huyện vùng cao Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình dần được thay thế bằng bạt ngàn những giàn mướp đắng. Những xã có diện tích trồng mướp đắng nhiều là Lỗ Sơn, Quy Mỹ, Gio Nhân và Gia Mô; trong đó xã Lỗ Sơn có nhiều gia đình trồng mướp đắng hơn cả.

Toàn xã có 600 hộ với 3 nghìn dân thì có đến hơn 100 gia đình tham gia trồng loại cây này. Ông Bùi Văn Sâu, ở xóm Bến, xã Lỗ Sơn – một người dân đi tiên phong trồng mướp đắng kể lại: “Năm 2000, trong một lần đi chơi ở nhà bà con bên huyện Kim Bôi, tôi nhận thấy rất nhiều người dân ở đây trồng mướp đắng để lấy hạt bán cho Công ty TNHH Đông Tây và họ đã giàu nhờ cây trồng mới này. Thế là tôi mạnh dạn nhận giống, phân bón và học tập kỹ thuật để về trồng mướp đắng”. Với 6 nghìn mét vuông đất của gia đình, ông Sâu đã vận động vợ, con cải tạo để trồng mướp đắng.

Sau 3 tháng với bao vất vả và phấp phỏng lo âu, kết quả cuối vụ thu được ngoài niềm mong đợi của gia đình ông. Nếu như trước đây, số diện tích đó đem cấy lúa thì mỗi vụ cũng chỉ thu được khoảng 5 triệu đồng, nhưng trồng mướp đắng, sau 3 tháng, ông thu được hơn 1 tạ hạt, với giá thành trung bình khoảng 140 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 15 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với cây lúa. Nhờ cây trồng mới này, gia đình ông Bùi Văn Sâu đang vươn lên làm giàu.

Từ thành công của gia đình ông Sâu, đến nay, cây mướp đắng đã được hàng nghìn người dân trong và ngoài xã đưa vào làm cây trồng chính. Chỉ tính riêng xã Lỗ Sơn đã có hơn 30 ha trồng mướp đắng. Theo chân ông Bùi Văn Bích, Bí thư Đảng ủy xã Lỗ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Mai, ở xóm Củi trước kia được coi là nghèo nhất xã. Với hơn 5 nghìn mét vuông đất, hai vợ chồng anh Mai cùng mấy đứa con quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng.

Năm 2001, anh Mai mạnh dạn nhận giống mướp đắng về trồng trên 2 nghìn mét vuông để lấy hạt bán cho Cty TNHH Đông Tây, nhờ cần cù chăm chỉ, sau mỗi vụ, trừ chi phí, vợ chồng anh thu lãi gần 7 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã thoát được nghèo, đói, mua được ti vi và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. Tuy nhiên, quá trình trồng loại cây này đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều thời gian, công sức vì phải thụ phấn nhân tạo cho hoa… Đến lúc thu hoạch phải bổ quả, lấy hạt rồi phơi khô để bán cho Cty.

Một lợi thế nữa của việc trồng mướp đắng là người dân có thể tận dụng vỏ của quả để làm phân bón cho các cây trồng khác. Theo chị Bùi Thị Luyến, trồng 3 nghìn mét vuông mướp đắng, ở xóm Mý, xã Lỗ Sơn, thì vỏ của quả mướp đắng rất tốt cho cây lúa và ngô. Sau khi lấy hạt, vỏ của loại cây này được bà con nông dân đem bón cho ruộng lúa hay ngô.

Chính vì vậy mà mấy năm nay, sản lượng lúa ngô của bà con nông dân ở đây đạt ở mức cao. Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc đã có kế hoạch phối hợp với Cty TNHH Đông Tây để chuyển giao KHKT và mở mang diện tích, đưa cây mướp đắng vào trồng trên diện rộng để giúp bà con nông dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Lê Thị Tú CB Địa chính Nông nghiệp xã Luận thành sưu tầm Gia Dũng (Theo NNVN)

Từ khóa bài viết: