Gương nông dân thoát nghèo từ mô hình nuôi ong

Ngày 01/05/2014 22:02:37

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bồ Lý, chúng tôi đến thăm quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Nguyễn Hữu Sáu, thôn Bồ Ngoài – một hội viên nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Trao đổi với chúng tôi, anh Sáu cho biết trước đây anh và gia đình chỉ ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ và làm ruộng, thỉnh thoảng anh cũng theo phụ hồ cho đội thợ xây nhưng cuộc sống gia đình vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2003 sau khi thăm quan một vài mô hình kinh tế ở các địa phương trong và ngoài huyện trong đó có mô hình nuôi ong, anh đã nhận thấy đây là mô hinh phù hợp với điều kiện gia đình và địa phương nên anh đã quyết tâm học hỏi và vay vốn mua giống gây đàn. Ban đầu anh nuôi 10 đàn, thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh Sáu gặp không ít khó khăn về cách chăm sóc nên ong yếu và bị chết. Không nản chí anh đã tự mày mò tìm hiểu và đi đến các hộ nuôi ong lớn tại các địa phương để học hỏi thêm. Đến nay đàn ong của anh đã được nhân lên tới 50 đàn, lúc vào vụ và thời điểm nhiều nhất anh đã có trên 100 đàn. Anh Sáu cũng cho biết thêm: Vào khoảng từ tháng 3 khi mùa hoa bắt đầu, nếu thời tiết đẹp thì cứ khoảng 7-8 ngày là có thể quay mật. Trung bình mỗi đàn được 1 lít mật, có thời điểm hoa nhiều, ong no thì mỗi đàn còn được 1,5 - 2 lít mật. Bên cạnh đó, vào mùa hoa nhãn, hoa vải, anh cũng chủ động đưa ong đi tìm hoa tại Hưng Yên và một số tỉnh khác, hay đưa ong lên Tuyên Quang lấy mật hoa keo, bạch đàn, thông, lim… Với 100 thùng ong vào vụ hoa như vậy có thể quay được 150 - 200 lít mật, do đó mỗi năm gia đình anh đã thu được ít nhất là 1,5 tấn mật và cho thu nhập từ mật trên 130 triệu đồng. Ngoài nuôi ong lấy mật, anh còn chủ động nhân giống, gây đàn để bán ong giống và luôn sẵn sàng tư vấn cách chăm sóc và truyền đạt kinh nghiệm cho các hộ có nhu cầu. Mỗi năm từ việc bán giống ong, gia đình anh cũng thu nhập thêm khoảng 40-50 triệu đồng.

Từ một nông dân thuộc diện hộ nghèo, anh Sáu đã vực dậy kinh tế gia đình bằng nghề nuôi ong, năm 2010 gia đình anh đã được công nhận thoát nghèo và trở thành hội viên nông dân làm kinh tế giỏi của xã./

Nguồn: Bộ lao động - Thương binh và xã hội

Gương nông dân thoát nghèo từ mô hình nuôi ong

Đăng lúc: 01/05/2014 22:02:37 (GMT+7)

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bồ Lý, chúng tôi đến thăm quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Nguyễn Hữu Sáu, thôn Bồ Ngoài – một hội viên nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Trao đổi với chúng tôi, anh Sáu cho biết trước đây anh và gia đình chỉ ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ và làm ruộng, thỉnh thoảng anh cũng theo phụ hồ cho đội thợ xây nhưng cuộc sống gia đình vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2003 sau khi thăm quan một vài mô hình kinh tế ở các địa phương trong và ngoài huyện trong đó có mô hình nuôi ong, anh đã nhận thấy đây là mô hinh phù hợp với điều kiện gia đình và địa phương nên anh đã quyết tâm học hỏi và vay vốn mua giống gây đàn. Ban đầu anh nuôi 10 đàn, thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh Sáu gặp không ít khó khăn về cách chăm sóc nên ong yếu và bị chết. Không nản chí anh đã tự mày mò tìm hiểu và đi đến các hộ nuôi ong lớn tại các địa phương để học hỏi thêm. Đến nay đàn ong của anh đã được nhân lên tới 50 đàn, lúc vào vụ và thời điểm nhiều nhất anh đã có trên 100 đàn. Anh Sáu cũng cho biết thêm: Vào khoảng từ tháng 3 khi mùa hoa bắt đầu, nếu thời tiết đẹp thì cứ khoảng 7-8 ngày là có thể quay mật. Trung bình mỗi đàn được 1 lít mật, có thời điểm hoa nhiều, ong no thì mỗi đàn còn được 1,5 - 2 lít mật. Bên cạnh đó, vào mùa hoa nhãn, hoa vải, anh cũng chủ động đưa ong đi tìm hoa tại Hưng Yên và một số tỉnh khác, hay đưa ong lên Tuyên Quang lấy mật hoa keo, bạch đàn, thông, lim… Với 100 thùng ong vào vụ hoa như vậy có thể quay được 150 - 200 lít mật, do đó mỗi năm gia đình anh đã thu được ít nhất là 1,5 tấn mật và cho thu nhập từ mật trên 130 triệu đồng. Ngoài nuôi ong lấy mật, anh còn chủ động nhân giống, gây đàn để bán ong giống và luôn sẵn sàng tư vấn cách chăm sóc và truyền đạt kinh nghiệm cho các hộ có nhu cầu. Mỗi năm từ việc bán giống ong, gia đình anh cũng thu nhập thêm khoảng 40-50 triệu đồng.

Từ một nông dân thuộc diện hộ nghèo, anh Sáu đã vực dậy kinh tế gia đình bằng nghề nuôi ong, năm 2010 gia đình anh đã được công nhận thoát nghèo và trở thành hội viên nông dân làm kinh tế giỏi của xã./

Nguồn: Bộ lao động - Thương binh và xã hội

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)